Âm vị học Creole_Nghi_Lan

Phụ âm

Creole Nghi Lan có hệ thống 22 phụ âm, thừa hưởng từ tiếng Nhật và tiếng Atayal.[3] Ký tự ký âm khi viết được để trong ngoặc khi nó khác với ký hiệu IPA.

Âm vị phụ âm creole Nghi Lan
MôiChân răngChân răng-vòmVòmNgạc mềmThanh hầu
Mũimnŋ <ng>
Tắcp bt dk ɡʔ <’>
Xáts zɕ <s>xh
Tắc xátt͡s <t>t͡ɕ <t> d͡ʑ <z>
Lướtj <y>w
Nướcr l

Creole Nghi Lan thừa hưởng từ tiếng Nhật ba âm tắc hữu thanh [b], [d], [g], âm xát chân răng hữu thanh [z], âm xát chân răng-vòm vô thanh [ɕ], âm tắc xát chân răng [ts], hai âm tắc xát chân răng-vòm [tɕ] và [dʑ]. Nó không có âm xát đôi môi [ɸ] hay âm mũi lưỡi gà [ɴ] như tiếng Nhật.[3]

Creole Nghi Lan thừa hưởng từ tiếng Atayal âm tắc thanh hầu [ʔ], âm nước chân răng [l] và âm xát ngạc mềm [x]. Nó không có âm tắc lưỡi gà [q] của tiếng Atayal. Một số điểm khác mà creole Nghi Lan tiếp nhận từ tiếng Atayal: [t] và [k] có thể nằm ở cuối từ, âm mũi ngạc mềm [ŋ] xuất hiện ở cả đầu và cuối từ và ba âm xát [s], [x], [h] có thể hiện diện ở cuối từ. Trong một số từ tiếng Nhật, [l] thế chỗ [r], như suware trở thành suwale ‘ngồi’. [l] cũng thế chỗ [d] ở một số từ tiếng Nhật, chẳng hạn kyōdai trở thành kyōlai ‘anh em’.[3]

Nguyên âm

Hệ thống nguyên âm creole Nghi Lan gồm /a i u e o/ (mà cả tiếng Nhật và Atayal có chung), cùng với /ə/ thừa hưởng từ riêng tiếng Atayal.[3] Tuy nhiên, /u/ trong creole Nghi Lan giống [u] tròn môi tiếng Atayal hơn là [ɯ] không tròn môi của tiếng Nhật.[5]

Nguyên âm dài và phụ âm gấp đôi tiếng Nhật thường được rút ngắn trong creole Nghi Lan, chẳng hạn gakkō ‘trường học’ trở thành gako ‘trường học’ trong creole Nghi Lan.[3]

Nhấn âm

Như tiếng Atayal, âm tiết được nhấn là âm tiết cuối cùng của từ.[3]